Làm thế nào để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà

11/07/2021 - 01:56
191 Lượt xem

Giống như việc thành lập công ty, đổ tiền vào thị trường chứng khoán hay thu mua bất động sản, chi phí xây dựng nhà ở cũng được xem là một khoản đầu tư, không thể đem lại lợi nhuận bằng những con số nhưng lại là lợi ích vĩnh viễn, một khoản đầu tư trọn đời. Chính vì thế, bài toán này tưởng như đơn giản nhưng không hề dễ giải quyết. Bởi thiếu khả năng kiểm soát chi phí xây nhà đồng nghĩa với tự dồn mình vào những tình huống tiến thoái lưỡng nan: nhà đang thi công thì hết tiền, xây xong nhà nhưng các mục đích khác không thể thực hiện… tiet-kiem-chi-phi-xay-nha-lam-the-nao Vậy phải làm thế nào để quản lý hiệu quả chi phí xây nhà? 1. Tìm kiếm đơn vị (KTS) thiết kế có kinh nghiệm & sáng tạo Tại sao đây là việc đầu tiên bạn phải làm ? Thực tế là kinh nghiệm của Kiến trúc sư chính là giải pháp tiết kiệm tiền cho bạn. Nếu bạn chọn đúng chuyên gia đồng nghĩa với bạn sẽ: Có giải pháp tối ưu nhất về mặt kiến trúc, thi công, thậm chí là đầu tư (nếu KTS là người đã từng làm công trình tương tự bạn đang ấp ủ ). Điều này đồng nghĩa với bạn không phải chi phí cho những khoản như: đập phá vì không đúng ý mong muốn, phát sinh chi phí nhân công, phát sinh chi phí vật tư, tiết kiệm chi phí vật liệu…với một số KTS bạn thậm chí còn được họ tư vấn giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng cho toàn bộ công trình ( thông gió, điều hòa… ) bằng một giải pháp kiến trúc phù hợp. Đảm bảo rằng KTS có kinh nghiệm sẽ làm việc hiệu quả với các đối tác khác như: nhà thầu xây lắp, nhà cung cấp vật tư và thiết bị, cơ quan công quyền…. Sẽ được cung cấp một bộ hồ sơ thiết kế chi tiết đảm bảo cho việc bóc tách dự toán kỹ lưỡng, không thiếu hụt. Sẽ có được sự tham gia của tác giả ( KTS ) trong vai trò giám sát tác giả trong suốt thời gian thi công công trình. Sẽ tiết kiệm tiền điện thoại : bởi cần thì bạn chỉ cần hỏi KTS, thay vì bốc máy đi gọi hỏi han khắp nơi Sẽ giảm stress: rõ ràng, KTS sẽ giúp bạn gánh phần lớn sự nhọc nhằn trong quá trình lên ý tưởng, xây dựng, thiết kế nội thất, cảnh quan và thậm chí là shoping đồ vật liệu xây dựng. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu việc liên hệ với KTS thôi 2. Cần có một bảng dự toán công trình: Bảng dự toán này là điều bắt buộc phải có, rất nhiều chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu làm thi công “cuốn chiếu”, KTS thiết kế cuốn chiếu , họ coi thường bảng dự toán thi công, và điều này trực tiếp làm phát sinh chi phí thi công của họ. Hãy luôn có một bảng dự toán thi công công trình trong tay, một bảng dự toán tiêu chuẩn phải có: – Đầu mục các công việc thi công với các thông tin về: chi phí vật tư thực hiện, chi phí nhân công, chi phí thiết bị máy móc ( nếu có ), chi phí quản lý dự án, chi phí phát sinh ( khoảng 5-10% ) – Các miêu tả chi tiết về vật tư và trang thiết bị bao gồm: nguồn gốc xuất sứ, chủng loại trang thiết bị, tên kỹ thuật , số lượng và đơn giá…bạn hãy cẩn thẩn kiểm tra mục này vì chỉ cần sai một chút về các yếu tố trên thì đơn giá vật tư đã thay đổi khác biệt. – Các tiểu mục công việc chi tiết trong các đầu mục: việc này giúp bạn hình dung được các công tác thực hiện đầu việc trên, qua đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc thực hiện công việc. 3. Cần có giám sát thi công chuyên nghiệp: Hãy hình dung công việc của bạn đã bắt đầu, tuy nhiên bản vẽ đã có nhưng đội thi công liệu có làm đúng như yêu cầu thiết kế không ? Liệu có đúng chủng loại vật tư ? Đúng quy trình qui cách ? …Khi này bạn sẽ cần tới người giám sát công trình cho mình, đơn giản họ sẽ giúp bạn: – Kiểm soát được vật tư và kỹ thuật tại công trường: điều này đảm bảo công trình được thi công như bảng dự toán đã đưa ra – Giám sát thợ thi công đúng và đảm bảo qui trình: đảm bảo không sai sót, hạn chế phải sửa chữa, giảm thiểu được những rủi ro lâu dài về sau. – Tư vấn và giám sát công việc ở ngay tại công trường: giảm thiểu bạn phải trực tiếp tham gia vào công tác thi công, giảm căng thẳng…. – Hỗ trợ công tác nghiệm thu và quản lý chất lượng thi công. – Giúp giữ được tiến độ thi công công trình …..và rất nhiều việc khác nữa… Có một cộng sự như vậy bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí phát sinh do sai sót và sửa chữa nhưng quan trọng hơn là bạn tiết kiệm được thời gian của cả dự án lẫn bản thân mình.

NHIỀU NGƯỜI ĐƠN GIẢN LÀ GỌI NGƯỜI THÂN LÊN KIỂM TRA, NHƯNG THỰC TẾ LÀ DÙ GẦN GŨI, NHƯNG THƯỜNG NHỮNG NGƯỜI NÀY KHÔNG ĐẢM BẢO ĐƯỢC CHO BẠN LÀ HỌ ĐỦ KIẾN THỨC ĐỂ ĐỨNG VÀO VAI TRÒ GIÁM SÁT THI CÔNG.

4. Cần có kế hoạch mua sắm thông minh: Mùa xây dựng đến, hãy tham khảo tất cả các nhãn hàng, dòng hàng chuẩn bị có sale-off, hãy chuẩn bị sớm một kế hoạch shopping bạn sẽ tiết kiệm kha khá. Lên được danh mục mua sản phẩm, chọn mùa để mua sắm, nhờ đúng người, đúng thời điểm đó chính là cách giúp bạn tiết kiệm tiền. Hãy chọn những nhãn hàng tương đương nếu thực sự bạn không quá quan tâm tới các thương hiệu thì ngoài kia có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn mà giá thành lại chỉ bằng 1/2 thậm chí là rẻ hơn. Hãy khai thác các diễn đàn, facebook page, group để nắm được thông tin và có chiến lược mua sắm hiệu quả, tôi đã từng chứng kiến những khách hàng trong một group tập hợp lại để mua đủ khối lượng yêu cầu của nhà cung cấp nhằm để đạt chỉ tiêu % giảm giá cao nhất…và còn nhiều phương thức khác nữa. Nên biết cách khai thác dịch vụ tư vấn của Kiến trúc sư, hãy cùng họ đi mua sắm trang thiết bị, đó là một chiến lược đúng đắn bởi nó sẽ đảm bảo cho bạn công trình thực tế sát nhất với thiết kế, ràng buộc được trách nhiệm của người KTS. Tin tôi đi, họ sẽ giúp bạn kiểm soát được sự bốc đồng, giúp giữ cho budget của bạn trong hạn mức tối đa. 5. Sổ sách chính xác: Mọi khoản thu chi đều cần đảm bảo là có hóa đơn, chứng từ 03 bên ( nếu cần ): cấp vật tư, giám sát, thi công Kiểm soát chi phí từng đầu việc: Hãy đảm bảo các vật tư cũng như chi phí nằm trong giới hạn của dự toán, bạn hình dung là dự toán không hoàn toàn đúng 100% so với thực tế, tuy nhiên đó chính là hạn mức mà bạn phải giữ để số tiền không thể “lồng” lên tuột khỏi tay bạn được. Biết cách tạm ứng: phải đánh giá được khối lượng công việc thực tế, hãy đảm bảo là phần tạm ứng của bạn vừa đủ, không quá hạn mức rủi ro đối với nhà thầu. Thông thường hãy giữ lại cho bạn tỷ lệ sau khi hoàn tất công trình phù hợp đảm bảo cho nhà thầu phải xong viêc với chất lượng tốt nhất.

Các bài viết khác